Nhiều phụ huynh quan tâm đến việc bao nhiêu tuổi thì chiều cao ngừng phát triển vì họ lo ngại rằng, con cái họ sẽ không tăng trưởng chiều cao được như bạn bè đồng trang lứa. Trong những năm đầu đời cho đến năm 12 tuổi, sự tăng trưởng của trẻ diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên, đâu mới là giai đoạn tăng trưởng chiều cao "vàng" và bao giờ chiều cao ngừng phát triển?
Chiều cao trung bình Việt Nam ở đâu trên thế giới
Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới vào khoảng 177cm đối với nam và 163,7cm đối với nữ. Còn chiều cao trung bình của người Việt Nam, với nam đó là 162 cm đến 164cm và với nữ giới là 150cm đến 153cm.
Chiều cao trung bình của người Việt trưởng thành hiện nằm trong top 5 nước thấp nhất châu Á và càng xa hơn các quốc gia châu Âu. Tại châu Á, hầu như các quốc gia đều sở hữu chiều cao trung bình cao hơn chúng ta ít nhất là 3cm.
Ngay như quốc gia láng giềng là Lào thì chiều cao trung bình nam giới của họ đã đạt 170cm, hơn chúng ta đến 6cm. Hay như quốc gia Singapore, chiều cao trung bình của phụ nữ là 160cm, bỏ xa phụ nữ Việt Nam tới 7cm.
Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, chiều cao trung bình của người Việt Nam so với thế giới còn nhiều hạn chế. Nếu yếu tố di truyền chỉ chiếm phần nhỏ quyết định chiều cao thì chiều cao trung bình này cũng phản ánh được phần nào mức độ phát triển của Việt Nam về mảng chăm sóc sức khỏe chiều cao và chế độ dinh dưỡng. Chúng ta vẫn có thể cải thiện chiều cao cho thế hệ trẻ nói chung và cho con cái mình nói riêng.
Bạn cần nắm rõ độ tuổi nào chiều cao ngừng phát triển để tận dụng tối đa giai đoạn “vàng” và giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa trước khi quá muộn.
Các giai đoạn phát triển chiều cao
Từ 0 đến 3 tuổi: Lúc này trẻ phát triển chiều cao rất nhanh, nhất là trong năm đầu tiên. Năm đầu trẻ có thể tăng 25cm, trong 2 năm tiếp theo mỗi năm có thể tăng 10cm.
Từ 4 đến 10 tuổi: Đây là độ tuổi tiền dậy thì. Trung bình mỗi năm tăng 5cm nhưng cũng tùy vào từng giai đoạn chứ không đều nhau.
Từ 10 – 18 tuổi: Chiều cao của trẻ tăng vọt 8 - 12cm trong 1 - 2 năm bất kỳ. Ở con gái thì tuổi dậy thì thường đến sớm hơn khoảng từ 10 – 14 tuổi còn ở con trai thường đến muộn hơn từ 12 – 16. Chính vì vậy mà có lúc các bạn gái cao hơn các bạn nam vì dậy thì sớm hơn.
Từ 19 – 25 tuổi: Chiều cao phát triển rất chậm ở tuổi này, thậm chí ngưng tăng chiều cao.
Bao nhiêu tuổi thì chiều cao ngừng phát triển?
Chiều cao con người có được là nhờ sự phát triển của lớp sụn tiếp hợp, lớp sụn này phát triển liên tục làm xương dài ra. Khi phát triển đến một độ tuổi nào đó (thường trước 18) vùng sụn này sẽ không còn nữa mà chỉ để lại vết trên phim X-quang gọi là sẹo sụn tiếp hợp. Khi vùng sụn này không còn nữa thì chiều cao sẽ không phát triển.
Hầu như từ trước đến nay, chúng ta đều truyền tai nhau rằng con gái phát triển sớm hơn con trai nên chỉ cao đến năm 18 tuổi, còn con trai thì sau hai năm, nghĩa là 20 tuổi. Nhưng giới khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu và đưa ra kết quả khá khả quan, mở ra niềm hi vọng tươi sáng cho nhiều người.
Về mặt sinh lý, khoảng cuối năm 21 tuổi, các xương của chúng ta bắt đầu gắn kết chặt lại với nhau hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là chiều cao hoàn toàn ngưng lại, không còn cơ hội phát triển nữa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi bạn bước qua tuổi 21 mà cơ thể vẫn sản sinh được HGH – một loại hormone tăng trưởng chiều cao https://nutrisdaily.vn/tuoi-day-thi/tang-chieu-cao/hormone-tang-truong/ - thì tất nhiên, bạn sẽ vẫn cao thêm vài centimet nữa.
Sự ổn định hormone này ở mỗi người là khác nhau. Đây cũng là nguyên nhân mà có những người vừa dậy thì xong, chưa đến tuổi 18 đã ngừng cao, nhưng lại có người đến tận năm 22, 23 tuổi vẫn cao thêm một chút mỗi năm.
Không có tuổi ngừng phát triển theo chiều cao chính xác, cụ thể. Nhưng đối với con gái, trung bình tăng trưởng nhanh khoảng hai năm sau khi bắt đầu thời kỳ dậy thì, và sau đó chậm lại. Hầu hết sẽ đạt đến độ cao trưởng thành ở độ tuổi từ 15 đến 17, tùy thuộc vào tuổi dậy thì. Còn với nam giới, họ không tăng trưởng chiều cao sau năm 20 đến 22 tuổi.
Chiều cao mặc dù phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn mà chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thời kỳ dậy thì, hormone tăng trưởng, môi trường sống, xã hội, hoạt động thể thao và chế độ dinh dưỡng.
Bởi vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý giai đoạn “vàng” tăng trưởng chiều cao của trẻ. Đồng thời, hiểu độ tuổi ngừng phát triển chiều cao. Để từ đó, tận dụng tối đa từng giai đoạn giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối đa https://nutrisdaily.vn/tuoi-day-thi/tang-chieu-cao/tang-truong/.
Cha mẹ có thể kết hợp chế độ dinh dưỡng https://nutrisdaily.vn/tuoi-day-thi/dinh-duong/ và tập luyện hợp lý, bổ sung dòng thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao https://nutrisdaily.vn/tuoi-day-thi/thuc-pham-chuc-nang-tang-chieu-cao/để cải thiện chiều cao một cách tự nhiên.
Nguồn tham khảo:
Chiều cao người Việt xếp gần áp chót khu vực ASEAN - 24h.com.vn
Tuổi dậy thì - http://vnexpress.net
view bài viết xuất hiện lần đầu tiên tại : Bao nhiêu tuổi thì chiều cao ngừng phát triển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.