Thời gian gần đây, nhóm chuyên gia của chúng tôi nhận được câu hỏi từ rất nhiều bệnh nhân tiểu đường, rằng họ có nên dùng thuốc tân dược điều trị tiểu đường không? Bởi họ đọc được nhiều thông tin về tác dụng phụ của thuốc nên rất hoang mang, lo sợ.
Thuốc tân dược điều trị đái tháo đường
Thuốc điều trị tiểu đường thường có đặc điểm chung là hạ đường huyết, tăng kích thích sản suất insulin của tuyến tụy. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài và không theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị thì việc điều trị bằng thuốc tân dược cũng rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng người dùng vì những tác dụng phụ.
Gần đây nhất, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã công bố kết quả phát hiện ra tác dụng phụ của một loại thuốc kê đơn kết hợp với chế độ ăn và tập luyện. Loại thuốc này làm tăng nguy cơ phải cắt cụt chân, chủ yếu là ngón chân.
Thuốc này có cơ chế hoạt đồng là làm giảm lượng đường trong máu, bằng cách làm thận loại bỏ đường khỏi cơ thể qua nước tiểu. Từ đó, gây ra các tác dụng phụ như: huyết áp thấp, tăng acid máu, nhiễm trùng đường tiểu, tăng kali máu, nhiễm trùng nấm, tăng lượng cholesterol,…
Một số nhóm thuốc tân dược điều trị gây tác dụng phụ cụ thể:
Insulin:
Tính theo thời gian tác dụng thì có 3 loại insulin phổ biến hiện nay là insulin nhanh, insulin bán chậm và insulin hỗn hợp. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần tiêm insulin khi: các thuốc uống hạ đường máu đã không đáp ứng được nữa, đường máu tăng quá cao, bị hôn mê, nhiễm trùng nặng, bị tai biến mạch não hoặc bị suy gan, suy thận,…
Metformin:
Metformin được coi là thuốc điều trị lúc đầu cho người bệnh tiểu đường týp 2 bị béo phì hoặc thừa cân, do có tác dụng chính lên sự đề kháng insulin. Metformin dù không làm tăng cân, không gây hạ đường máu quá thấp.
Nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… Nên uống các thuốc metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có suy thận, suy gan, suy hô hấp.
Các thuốc nhóm sulfonylurea:
Nhóm sulfonylurea có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân, hạ đường máu quá thấp. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn.
Các thiazolidinediones (TZD):
Các thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại các mô trong cơ thể nhưng không làm tăng tiết insulin. Điều trị TZD gây tăng cân do tăng tích trữ mỡ dưới da, và một phần do giữ nước.
Acarbos:
Loại thuốc Acarbose giúp ức chế men alpha-glucosidase để làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrat ở đường tiêu hoá, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường máu sau ăn. Acarbose cũng gây ra dụng phụ như: đầy hơi, sôi bụng, đau bụng hay tiêu chảy.
Nhóm biguanid trong thuốc Glucopha:
Nhóm thuốc này giúp giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn, giảm triglycerid huyết, giảm LDL-cholesterol. Nhưng gây tác dụng phụ hiếm gặp là nhiễm toan acid và rối loạn tiêu hóa.
Nhóm metiglinid (hay glitinid):
Giúp cải thiện đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, gây tăng cân và tụt đường huyết, hơn nữa sử dụng phức tạp bởi phải tuân thủ bữa ăn nghiêm ngặt.
Ngoài ra, còn có một số loại thuốc tân điều trị đái tháo đường khác như: novonorm (kích thích tiết insulin), Mediator,...
Theo các khuyến cáo của Hội Đái tháo đường Mỹ, nếu dùng một thuốc không kiểm soát được đường máu thì có thể phối hợp 2 - 3 loại thuốc uống với nhau, hoặc với insulin. Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau cụ thể:
Sulfonylurea với metformin hoặc acarbose hoặc TZD
Metformin với acarbose hoặc TZD
Insulin với sulfonyurea hoặc metformin hoặc acarbose
Tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường:
Gây hạ đường huyết
Các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường đường đều có tác dụng chung là: giảm lượng đường trong máu và hạ đường huyết. Vì vậy, người bệnh lưu ý tránh tình trạng đường huyết bị hạ quá thấp có thể khiến người bệnh bị run tay chân, vã mồ hôi, lạnh hoặc nặng hơn có thể bị hôn mê sâu. Bằng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tác dụng phụ trên gan, thận
Các nhà khoa học ngiên cứu phát hiện nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường có thể gây tổn thương gan, thận cho người bệnh nếu sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời khiến người bệnh mắc các bệnh về gan và chứng suy thận do phải làm việc quá nhiều, quá tải.
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc cũng là tác dụng phụ thường thấy của thuốc tây điều trị tháo đường. Nếu nhẹ thì người bệnh có triệu chứng nổi mề đay, viêm, đỏ da; còn nặng hơn thì sốc phản vệ gây tử vong. Người bệnh khi thấy có biểu hiện trên, cần tham vấn ý kiến bác sĩ để ngưng dùng thuốc hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.
Rối loạn tiêu hóa
Tác dụng phụ khá phổ biến mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải khi điều trị với các loại thuốc tiểu đường hiện nay là gây rối loạn tiêu hóa (đầy bụng hoặc tiêu chảy).
Giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim:
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim không nên dùng một số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường (như rosiglitazone và pioglitazone) vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Chính vì những tác dụng phụ đe dọa sức khỏe người bệnh như trên, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh thận trọng trong việc lựa chọn loại thuốc tân dược điều trị đái tháo đường.
Người bệnh nên khám bác sĩ và dùng đúng liệu trình theo đơn của bác sĩ kê. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những chế phẩm hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Với dòng TPCN Nutri.S daily Diabetes’s Heath chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn WHO và được sản xuất trên dây chuyền đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, ổn định đường huyết ở mức an toàn lâu dài.
Sử dụng Nutri.S daily Diabetes’s Heath theo đúng sự hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng tiểu đường, cũng như giảm dần được liều lượng thuốc tây điều trị, nhờ đó hạn chế tác dụng phụ do thuốc tây gây ra.
viewnguồn bài viết : Có nên dùng thuốc tân dược điều trị tiểu đường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.