Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì

Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, mù loà, cắt cụt chi và các biến chứng khác. Điều quan trọng là ăn các thực phẩm không đúng có thể làm tăng lượng đường trong máu và lượng insulin, thúc đẩy viêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn gì?.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh tiểu đường

Như đã thông tin ở bài Chế độ ăn của người bị bệnh tiểu đường và bài Người bị bênh tiểu đường nên ăn gì, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng tong việc kiểm soát lượng đường trong máu để từ đó phòng ngừa các biến chứng.

Chúng tôi tin rằng, ăn uống với người bệnh đái tháo đường không có nghĩa là ăn kiêng khem quá hoặc chỉ ăn các thức ăn đơn giản nhạt nhạt và nhàm chán. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên tránh hoặc giới hạn các loại thực phẩm trong danh sách này. Vì chúng giàu chất béo bão hòa, natri, calo hoặc carbohydrate, hoặc có thể chứa chất béo chuyển vị. Số lượng natri và chất béo bão hòa cao có thể dẫn đến bệnh tim, trong khi lượng đường dư thừa, lượng carb cao, và lượng calo bổ sung có thể gây ra sự tăng cân không mong muốn và tăng đột biến về lượng đường trong máu.

Nếu bạn thấy một số loại thực phẩm yêu thích của bạn trong danh sách này, đừng tuyệt vọng: Vì bạn có thể ăn chúng theo cách khác nhau miễn không phải chiên xào nhiều mỡ.

Nguyên tắc chế đọ ăn của người bệnh đái tháo đường

Người tiểu đường phải luôn giữ đường huyết ở mức an toàn cho phép: Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức: Trước ăn: 5,0- 7,2 mmol/  l; sau ăn 1 - 2h: thấp hơn 10mmol/ l.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì là mối quan tâm của rất nhiều người. Điều này giúp họ kiểm soát được đường huyết của mình, không tăng hay hạ quá mức kể cả trước và sau bữa ăn. Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý luôn đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc dưới đây để tránh tăng đường huyết, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng:

Chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn nhiều một lúc

Nhớ ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.

Không nên thay đổi quá nhanh khối lượng của các bữa ăn.

Người bệnh tiểu đường không nên ăn gì ?

Người bi bệnh tiểu đường không nên ăn dòng thực phẩm như: thực phẩm chiên xào ở nhiệt độ cao, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều tinh bột, ăn mặn, hạn chế nước ngọt chứa ga, cồn,... Cụ thể như sau:

Nước giải khát

Nước giải khát là thức uống tồi tệ nhất đối với người mắc bệnh tiểu đường. Vì chúng chứa nhiều carbs, làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, hàm lượng fructose cao của chúng có liên quan đến sự đề kháng insulin và tăng nguy cơ bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác.

Chất béo chuyển hóa

Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng mức đường trong máu, nhưng chúng liên quan đến sự gia tăng viêm nhiễm, kháng insulin, giảm cholesterol HDL và suy giảm chức năng động mạch. Những ảnh hưởng này khiến người mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn.

Bánh mì trắng, mì ống và gạo

Ăn bánh mì trắng và các loại thực phẩm tinh chế khác đã được chứng minh là làm tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường type 1 và type 2. Và còn làm giảm chức năng não ở những người mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Trái cây khô

Trái cây là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời như vitamin C và kali. Nhưng khi trái cây được sấy khô, quá trình này làm mất nước, hàm lượng đường cũng trở nên tập trung hơn. Ví dụ, nho khô có chứa nhiều carbs gấp ba lần nho tươi.

Điều này không có nghĩa bạn phải từ bỏ việc ăn trái cây hoàn toàn. Bạn có thể ăn trái cây tươi ít đường như táo, bơ,... để mang lại lợi ích cho sức khoẻ trong khi vẫn giữ lượng đường trong máu trong phạm vi quy định.

Đồ ăn nhẹ

Đồ ăn nhẹ thường được làm bằng bột tinh chế và cung cấp ít chất dinh dưỡng, mặc dù chúng có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn cần tránh ăn đồ ăn nhẹ quá nhiều như bánh quy,...

Nước trái cây

Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là đồ uống lành mạnh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với lượng đường trong máu thực sự tương tự như các loại nước ngọt và đồ uống ngọt. Điều này xảy ra đối với nước trái cây không nhãn mác, cũng như các loại cho thêm đường vào để tăng vị ngọt.

Nước trái cây có hàm lượng fructose cao có thể làm tồi tệ thêm sự đề kháng insulin, thúc đẩy tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên là một món ăn mà bất cứ ai cũng tránh xa, đặc biệt là người bị tiểu đường. Khi ăn khoai tây bóc vỏ, chiên trong dầu thực vật, nó có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Ngoài chất carbs cao làm tăng lượng đường trong máu, khoai tây được chiên bằng dầu không lành mạnh có thể làm tăng chứng viêm và tăng nguy cơ bệnh tim và ung thư.

Mục tiêu chính trong chế độ ăn của người bị tiểu đường là tránh xa các chất béo không lành mạnh, đường ngọt, ngũ cốc đã chế biến và thực phẩm khác có chứa carbs tinh chế, làm tăng lượng đường trong máu. Tránh những thực phẩm này để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị biến chứng tiểu đường trong tương lai.

Như vậy, bài viết đã trả lời băn khoăn, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì. Để tránh những thức ăn mình yêu thích quả không dễ dàng. Tuy nhiên, hãy cố gắng vì sức khỏe của bản thân mình. Và chỉ cần một thời gian, sẽ quen dần với chế độ ăn uống lành mạnh này.

 

review xem thêm nguồn bài viết : Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

5 cách tăng chiều cao cho trẻ ở mọi độ tuổi

Cách làm tăng chiều cao cho trẻ là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi trẻ bắt đầu phát triển trong độ tuổi mầm […] review bài viết gố...