Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Bệnh tiểu đường có di truyền không

Tiểu đường là bệnh lý rất dễ mắc phải, nhất là trong cuộc sống hiện đại có quá nhiều thay đổi như ngày nay. Thế nhưng bệnh tiểu đường có lây không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó, gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ, tăng dần trong máu.

Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường là một căn bệnh rất nhiều người mắc hiện nay, ngày càng gia tăng và xu hướng trẻ hóa. Vì thế mà có rất nhiều người lo lắng không biết bệnh tiểu đường có di truyền không, ảnh hưởng đến con cháu sao này hay không.

Nguyên nhân gây bệnh là do sự suy yếu của tuyến tụy, dẫn đến ảnh hưởng quá trình sản sinh và chất lượng Insulin. Insulin là hormone giữ vai trò quyết định trong việc chuyển hóa đường máu trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường có di truyền không

Bệnh tiểu đường có di truyền không? Câu trả lời là có! Nếu có cha mẹ từng mắc bệnh tiểu đường, thì có thể những người thân trực hệ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, không chắc chắn là hoàn toàn bị bệnh mà chỉ thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Các nghiên cứu về di truyền bệnh tiểu đường trong gia đình cho thấy, nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này thì khả năng con cái bị di truyền bệnh tiểu đường rất cao, có thể lên tới 75%. Nếu trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh đái tháo đường là 15 đến 20%.

Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng, trước khi đẻ con chưa bị mắc đái tháo đường thì con sẽ không bị mắc bệnh này. Nhưng sự thực thì khả năng mắc bệnh theo gen di truyền đã được định hình từ lúc trẻ hình thành trong bụng mẹ.

Do đó, khi trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường thì con hoàn toàn có thể nhận được gen gây bệnh đái tháo đường.

Nghiên cứu khoa học cho thấy

Nghiên cứu của trường Ðại Học Texas, Mỹ mới công bố gần đây trên chuột cho thấy, dù chuột cái lúc có thai không bị bệnh đái tháo đường nhưng những chuột cháu thuộc thế hệ đời thứ 2 của nó vẫn dễ bị béo phì và xuất hiện sự đề kháng với insulin.

Nếu như theo như nghiên cứu này, gia đình nào có ông bà bị mắc bệnh tiểu đường, thế hệ thứ hai  có thể không bị mắc bệnh, nhưng cháu có khả năng bị mắc bệnh do yếu tố di truyền cách.

Vì thế, những người có người thân mắc tiểu đường thì nên chú ý phòng bệnh. Đặc biệt, cần thực hiện chế độ ăn kiêng hợp lý vì bệnh tiểu đường nếu được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị có hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các biến chứng.

Ngay cả khi mức đường huyết về mức bình thường cũng nên thực hiện chế độ ăn hợp lý để tránh bị béo phì vì tình trạng thừa cân, ít vận động là những yếu tố gây tiểu đường type 2.

Phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có cách điều trị hoàn toàn khỏi bệnh nhưng nếu bạn nhận biết sớm, bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa tốt hơn.

Bạn cần tuân thủ điều trị bằng thuốc và áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng với tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.

Ăn uống cần hạn chế tinh bột, đồ nhiều ngọt, thức ăn nhanh và tăng cường rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Thực phẩm cấm ăn khi bị bệnh tiểu đường đó là: đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, mứt, chè, nước quả ép trực tiếp, trái cây sấy đóng hộp, mỡ động vật.

đường-chất-độc-trắng

Các thực phẩm như trái cây như lê, táo hay rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm. Nghĩa là đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể.

Điều này sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp và cung cấp chất xơ có ích, chất khoáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp. Vì ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn.

Luyện tập thể dục thể thao phòng tránh tiểu đường

Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý bạn cũng nên tập luyện thể thao thường xuyên, khoảng 30 phút mỗi ngày. Luyên tập thể thao không những nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát cân nặng hợp lý, hạn chế béo phì.

Tập luyện thể dục thể thao tốt cho người tiểu đường

Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời những băn khoăn, lo ngại bấy lâu nay, rằng bệnh tiểu đường có lây không. Dựa vào đó, xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

 

bài viết xuất hiện lần đầu tiên tại : Bệnh tiểu đường có di truyền không

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

5 cách tăng chiều cao cho trẻ ở mọi độ tuổi

Cách làm tăng chiều cao cho trẻ là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi trẻ bắt đầu phát triển trong độ tuổi mầm […] review bài viết gố...