Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Nói không với tiểu đường nếu áp dụng 8 điều

Bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này nếu còn duy trì lối sống không lành mạnh. Bạn sẽ nói không với bệnh tiểu đường nếu áp dụng 8 điều sau.

Đây là 8 điều mà bất kỳ ai cũng nên áp dụng để phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ  và có sức khỏe ổn định. Vì một khi đã mắc căn bệnh này, bạn sẽ phải sống chung với nó suốt đời.

1/. Kiểm soát cân nặng hợp lý

Những người thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế để cơ thể nặng nề làm tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.

Hãy lựa chọn các phương pháp mà bạn cảm thấy thích hợp với bản thân như: giảm ăn, tập thể dục, giảm chất béo, giảm mỡ bụng,... Làm sao để bạn cảm thấy hứng thú với môn thể thao đó và duy trì cân nặng hợp lý.

2/. Uống cà phê điều độ

Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng, uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì cà phê có tác dụng lợi tiểu, có thể làm tỉnh táo tinh thần, giúp cơ thể đốt cháy một số nhiệt lượng nhất định, từ đó thúc đẩy sự trao đổi chất tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng tuyệt vời đó, cà phê còn gây ra tác hại như: sinh nguy cơ thất thoát canxi, dẫn đến loãng xương. Do đó, mỗi ngày không nên uống quá 3 ly cà phê nhé.

Điều đáng lưu ý là bạn nên uống vào buổi sáng sẽ tốt hơn những thời điểm khác trong ngày. Vì uống vào buổi sáng thì cơ thể có thể đào thải lượng nước dư thừa và tỉnh táo tinh thần nhanh hơn.

3/. Đi bộ 30 phút mỗi ngày

Trong tất cả các môn thể dục thể thao, đi bộ được xem là lựa chọn số 1 vì sự đơn giản, tiện lợi, không tốn kém, ai cũng có thể làm được. Bạn có thể tự kiểm soát việc đi bộ, vừa nâng cao thể lực, vừa ổn định các khớp xương.

Dù có bận rộn trong công việc đến đâu, bạn cũng đừng quên đi bộ 30 phút mỗi ngày nhé. Dù đi bộ chậm hay đi bộ nhanh cũng đều có thể dễ dàng thực hiện.

4/. Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ để nói không với bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cellulose có thể thúc đẩy nhu động ruột, có tác dụng hỗ trợ đào thải chất cặn bã, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, làm sạch đường ruột.

Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp điều tiết hormone, chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa lipid, giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt.

5/. Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày

Nhiều bệnh nhân đã chia sẻ rằng, nếu đêm hôm trước ngủ không ngon giấc thì sáng hôm sau lượng đường trong máu chắc chắn sẽ tăng cao, đó là hậu quả của chứng rối loạn thần kinh giao cảm, gây ra tiểu đường.

Nếu bạn thiếu ngủ hay ngủ quá nhiều cũng đều làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về thời gian ngủ mỗi ngày sẽ khác nhau.

Trẻ em trước và trong giai đoạn tuổi dậy thì cần ngủ 10 tiếng đồng hồ, người trẻ ngủ khảng 8 tiếng, còn người lứa tuổi trung niên ít nhất cần ngủ đủ 6 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, nên dành thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi.

Khi bạn có một giấc ngủ chất lượng kém, bạn cần tự điều chỉnh để có thể đảm bảo giấc ngủ sâu, ngon hơn bằng nhiều cách đơn giản như: tắt đèn, xem xét lại không gian phòng ngủ, ngồi thiền trước khi đi ngủ,...

6/. Tập hít thở sâu để trở thành thói quen

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, khi đó thở sâu có để giảm áp lực nhanh chóng. Bên cạnh việc thở sâu, bạn có thể giảm căng thẳng tinh thần nếu tập yoga, từ đó điều chỉnh trạng thái cảm xúc, giảm sức đề kháng với insulin.

7/. Đừng theo đuổi chủ nghĩa sống một mình

Theo một vài nghiên cứu gần đây, những người sống một mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Ngược lại, một gia đình có cuộc sống hạnh phúc có lợi đối với cả sức khỏe và tinh thần.

Những người sống một mình nếu không cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi thư giãn sẽ là cơ hội hình thành những thói quen xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, nếu sống một mình, bạn phải thật sự có kỷ luật với chính bản thân, không “dễ dãi” với chính mình và luôn coi việc giữ gìn những thói quen lành mạnh như một nguyên tắc.

8/. Những người sau 45 tuổi cần kiểm soát lượng đường trong máu

Những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, nhất là là người béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Người có cholesterol, huyết áp cao, nên chú ý hơn đến việc kiểm tra và kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, nếu đường huyết lúc đói có chỉ số hơn 5,6 mmol/ l thì bạn cần phải kiểm tra đường huyết sau ăn, để tránh rơi vào bẫy tiểu đường mà không biết.

Ai cũng muốn có sức khỏe tốt để có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Nếu áp dụng 8 điều trên đây bạn sẽ nói không với bệnh tiểu đường.

 

view xem thêm tại website chính : Nói không với tiểu đường nếu áp dụng 8 điều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

5 cách tăng chiều cao cho trẻ ở mọi độ tuổi

Cách làm tăng chiều cao cho trẻ là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi trẻ bắt đầu phát triển trong độ tuổi mầm […] review bài viết gố...