Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càn gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nếu không may mắc phải căn bệnh này thì hầu như người bệnh phải xác định tâm lý “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, với thông tin 10 dấu hiệu bệnh tiểu đường dưới đây, bạn có thể phát hiện sớm để kiểm soát cúng tốt hơn.
Người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?
Các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tiểu đường khuyến cáo những đối tượng có nguy cơ sau đây nên đi làm xét nghiệm. Vì việc phát hiện sớm sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời:
- Những người phụ nữ bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ hoặc sinh bé nặng hơn 4kg
- Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
- Những người sống trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Những người có cholesterol cao, chất béo trung tính cao, tỷ lệ thấp HDL/LDL
- Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là ở vòng 2
- Những người lười vận động
- Người già - khả năng sử dụng insulin kém đi
Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Thông thường các dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn đầu rất khó xác định được do chúng gần giống các vấn đề sức khỏe thường gặp. Điều này khiến nhiều người chủ quan, nghĩ là bệnh thường ngày.
Khi bạn nhận thấy mình đang mắc phải những dấu hiệu bệnh tiểu đường, dù mới ở giai đoạn đầu nhưng cũng nên chú ý và cần có biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh trước khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Vì việc xử lý bệnh sớm sẽ làm giảm nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng từ tiểu đường.
Dưới đây là những dấu hiệu bệnh tiểu đường mà các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra:
Háo nước hơn bình thường
Bình thường nếu khát nước có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu nước. Nhưng nếu cảm giác háo nước quá mức là điều không bình thường và có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết trong máu cao, nên sẽ lấy nước từ các tế bào (pha loãng đường có trong máu). Việc này làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước, kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù lại lượng nước đó. Vì nguyên nhân này mà bệnh nhân tiểu đường thường có cảm giác háo nước.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp là do bị mất nước. Vì vậy, bạn nên xem xét nhiều dấu hiệu khác nữa trước khi kết luận bị bệnh tiểu đường.
Đi tiểu thường xuyên, liên tục
Thông thường thì đi tiểu nhiều lần có thể do các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh thận. Tuy nhiên, nếu bỗng dưng bạn mắc tiểu nhiều lần và đi với lượng nhiều hơn bình thường, rất có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Mệt mỏi thường xuyên
Dấu hiệu cũng dễ nhận thấy nhưng hay bị bỏ qua vì triệu chứng dễ bị lẫn sang những bệnh khác là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, gắt gỏng, mất ngủ. Trong giai đoạn tiểu đường, glucose sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể do mức đề kháng insulin yếu. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi quá mức của cơ thể.
Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày, mà lấy trực tiếp từ mô mỡ của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy cơ thể phải dùng năng lượng nhiều hơn nên dẫn đến mệt mỏi hơn.
Khả năng nhìn xa bị giảm sút
Nếu tầm nhìn xa của bạn không còn rõ nét như trước, các vật thể sẽ bị mờ và nhòe đi, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao. Vì người bị tiểu đường thường có lượng glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.
Nhiễm nấm
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác nhiễm trùng da,… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
Xuất hiện nhiều vết thâm nám
Bị tiểu đường đồng nghĩa với việc sức khỏe làn da cũng bị ảnh hưởng. Trên da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da. Những khu vực thường bị thâm nhiều điển hình là cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp nối.
Vết thương lâu lành
Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu, máu lưu thông kém làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Khi gặp tình trạng này xảy ra, hãy gặp bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Đói dữ dội, ăn nhiều
Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu khác của tiểu đường. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.
Sụt cân nhanh chóng
Trong khi người bệnh luôn cảm giác đói và ăn nhiều nhưng vẫn bị giảm cân nhanh chóng thì đây chính là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, lượng glucose trong máu không thể sử dụng để chuyển hóa năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để sử dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc giảm cân đột ngột.
Ngứa ran hoặc tê bì
Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại.
Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sớm. Các bạn cần đi làm xét nghiệm, sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời giúp phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng.
tham khảo xem thêm bài viết gốc : 10 dấu hiệu bệnh tiểu đường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.