Giống như những bộ phận quan trọng khác trong cơ thể, não không thể hoạt động mà không có năng lượng. Có một khả năng ghi nhớ tốt là ước vọng của mọi người, đặc biệt đối với các bạn tuổi dậy thì đang đi học và cả những người lao động trí óc. Nhưng trí não mỗi người khác nhau tùy thuộc vào thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục,... trong đó không thể không kể đến chế độ ăn uống. Thức ăn bổ não gồm những gì?
Thức ăn bổ não
Não lợn
Dân gian có câu “Ăn gì bổ nấy” và theo thuyết “dĩ tạng bổ tạng” của Y học cổ truyền: não lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng ích thận bổ não, bổ cốt tủy, được dùng để chữa các chứng suy nhược thần kinh, hay quên, hoa mắt chóng mặt,... Não lợn có giá trị dinh dưỡng rất cao, đừng đầu danh sách thức ăn bổ não. Não lợn có thể dùng hấp cách thủy ăn đơn giản hoặc kết hợp với hạt kỷ tử và hoài sơn để tăng cường trí não.
Trứng
Theo nhiều nghiên cứu, các chức năng và khả năng ghi nhớ của con người có liên quan mật thiết với nồng độ acetylcholine trong não. Trong lòng đỏ trứng có chất lecithin, chất chứa một lượng enzyme vô cùng phong phú, giúp sản sinh lượng acetylcholine, tác động đến mô não, nên trứng rất tốt cho não bộ.
Trong các loại trứng thì trứng chim bồ câu là loại thức ăn bổ não tốt nhất. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, tính bình; có công dụng bổ thận dưỡng tâm. Bồi bổ tâm và thận có tác dụng trực tiếp đến việc cải thiện khả năng ghi nhớ. Dân gian thường hấp cách thủy chung: 5 quả trứng chim câu, 15g long nhãn, 15g kỷ tử và 25g đường phèn ăn mỗi ngày 2 lần để chữa chứng hay quên.
Bên cạnh đó trứng chim cút cũng rất tốt cho não, với giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa so với các loại trứng gia cầm khác, đặc biệt có chứa nhiều lecithin. Trứng chim cút có thể luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho với thịt, nấu canh bóng hoặc dùng làm nhân bánh bao.
Đậu phộng (lạc)
Đậu phộng rất giàu lecithin và cephalin, đây là chất rất cần thiết cho hệ thần kinh, có thể giúp trì hoãn sự suy giảm chức năng não, ức chế sự kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa tụ huyết khối não. Ăn đậu phộng có thể cải thiện lưu thông máu, tăng cường trí nhớ. Đậu phộng có thể mang rang, ép dầu dùng đơn giản hằng ngày.
Mật ong
Mật ong chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, nhờ đó cải thiện khả năng ghi nhớ. Cổ nhân đã ghi chép tác dụng của mật ong trong Dược thư cổ Thực vật bản thảo rằng: “Uống mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên”. Có nhiều cách dùng, nhưng đơn giản nhất là uống trực tiếp mỗi tối 2 thìa cà phê trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
Cá
Cá cung cấp lượng protein dồi dào cho não. Trong đó, cá nước ngọt có chứa axit béo không bão hòa, vừa giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch vừa bảo vệ các mạch máu não, thúc đẩy sự hoạt động của tế bào não một cách hiệu quả.
Đông trùng hạ thảo
Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo giúp trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Vì vậy, đông trùng hạ thảo sánh ngang với nhân sâm và nhung hươu. Có thể dùng dưới dạng thô như chế biến đông trùng hạ thảo thành các món ăn - bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc,... hoặc dạng đã bào chế như: viên nang, thuốc nước, thuốc bột,...
Thực phẩm từ hạt kê
Trong hạt kê có nhiều vitamin B1, B2 và protein. Các nghiên cứu cho thấy, axit glutamic có trong kê còn giúp tăng cường trí nhớ, ăn những thực phẩm chế biến từ hạt kê có thể chống lão hóa thần kinh.
Long nhãn
Theo Y thư cổ Khai bảo bản thảo cho rằng long nhãn có khả năng bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ. Nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng hay quên, dân gian thường dùng 500g long nhãn với 500g đường trắng, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15 ml.
Nấm kim châm
Nấm kim châm là thức ăn khá phô biến, chúng chứa nhiều lysin và kẽm giúp tăng cường trí nhớ và trí lực, cho nên được gọi là “nấm ích trí”. Ngoài ra, nấm kim châm còn chứa nhiều kali nên giúp phòng chữa tai biến mạch máu não.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là 1 trong những loại thực phẩm cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho não bộ. Vì rau chân vịt chứa hàm lượng vitamin A, C, B1 và B2 cao và lượng lớn chất diệp lục.
Ngô
Trong ngô chứa rất nhiều axit linoleic và các axit béo không bão hòa khác. Nhờ đó, ngô có tác dụng bảo vệ não bộ và các mạch máu. Hơn nữa, ăn ngô còn giúp thúc đẩy sự trao đổi chất của các tế bào não, ngăn ngừa suy giảm chức năng não, giúp bộ não khỏe mạnh hơn.
Nấm linh chi
Nấm linh chi được mệnh danh là “tiên thảo” (cỏ tiên). Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân suy nhược thần kinh, hay quên do tâm tỳ hư nhược. Để bỗ não, dân gian thường hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc sử dụng các dạng đã được bào chế như: viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Nhân sâm:
Nói đến thức ăn bổ não không thể bỏ qua nhân sâm. Đây là thực phẩm đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng làm tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Nhân sâm thường được dùng nhiều dạng khác nhau như: trà sâm, rượu sâm, món ăn - bài thuốc, viên nang, cao lỏng,...
Ngoài ra, còn nhiều loại thức ăn bổ não như: kỷ tử, các loại đậu, tổ yến, ngân nhĩ, mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm, hạt sen,... Hãy bổ sung những thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng để tăng cường trí não nhé.
Bên cạnh thức ăn bổ não như trên, bạn cũng có thể lựa chọn dòng sản phẩm Nutri.S daily Teen Girls Teen Boys. Nutri.S daily Teen Girls Teen Boys có chứa thành phần dầu hạt lanh và Inositol, cholin và iod giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của trí não.
review bài viết xuất hiện lần đầu tiên tại : Thức ăn bổ não
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.